Một số vấn đề về cơ hội và thách thức đối với ngành Văn thư, lưu trữ trong tiến trình phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

06/10/2021 11:52 1466 lượt xem

          Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội. Trong tiến trình đó, ngành văn thư, lưu trữ phải đối diện với nhiều thử thách, song cũng mở ra nhiều cơ hội cho ngành từng bước phát triển hiện đại.

          Với sự ứng dụng rộng rãi thành tựu của công nghệ thông tin, kỹ thuật số, hệ thống văn bản, tài liệu truyền thống đã và đang được thay thế bằng văn bản, tài liệu điện tử; Kho lưu trữ “thông minh” đang từng bước hình thành và sẽ sớm được áp dụng rộng rãi trong công tác lưu trữ tài liệu của cơ quan và tổ chức; việc khai thác tài liệu lưu trữ sẽ không bị giới hạn bởi thời gian và vị trí địa lý.v.v.  

          Bên cạnh những thuận lợi trên, ngành văn thư, lưu trữ phải đối mặt với nhiều thử thách trong cuộc cách mạng 4.0, đó là:

          Một là, tài liệu điện tử là loại hình mới với những đặc thù riêng, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong việc bảo đảm an toàn cho chúng, đòi hỏi ngành văn thư, lưu trữ phải có các giải pháp để quản lý chặt chẽ, an toàn, bảo đảm giá trị pháp lý, tính xác thực, toàn vẹn của văn bản, tài liệu điện tử một cách lâu dài để không chỉ phục vụ cho giải quyết công việc hiện tại mà còn phục vụ nghiên cứu lịch sử sau này.

          Hai là, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ vô cùng quan trọng đối với ngành văn thư, lưu trữ trong cuộc cách mạng 4.0. Bởi vậy, vấn đề đặt ra là phải có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, công nghệ hiện đại, đồng bộ mới đáp ứng yêu cầu bảo đảm giá trị pháp lý, tính xác thực, toàn vẹn của văn bản, tài liệu điện tử.

          Ba là, kinh phí đầu tư, hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật, cơ sở dữ liệu cho ngành Văn thư, lưu trữ là khó khăn lớn đối với ngân sách nhà nước, nhất là đối với các địa phương kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.

          Bốn là, để quản lý an toàn văn bản, tài liệu điện tử, cùng với giải pháp về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ còn đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức phải có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

          Năm là, hệ thống pháp luật phải kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện tạo hành lang pháp lý thống nhất, đồng bộ.

          Trong bối cảnh chung đó, ngành văn thư, lưu trữ Hà Giang đã và đang chủ động tham mưu cho các cấp, các ngành từng bước khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức để theo kịp tiến trình phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0./.

         

         

Nguyễn Văn Phong

Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập